Thế giới hiện không nóng lên mà trở nên lạnh hơn

Thiện Đức | DKN 25/02/2021

Khí hậu trái đất có tính chu kỳ, chu kỳ ấm lên hiện đã kết thúc và nó đang bước vào chu kỳ lạnh đi (Ảnh: Pixabay)

Nhà hải dương học Mattisov, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Giám đốc khoa học Trung tâm Khoa học Phương Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, tin rằng thế giới không nóng lên mà đang lạnh hơn. Ông cũng tin rằng khí hậu trái đất có tính chu kỳ, chu kỳ ấm lên hiện đã kết thúc và nó đang bước vào chu kỳ lạnh đi, Sound of Hope đưa tin.

Kết luận sau gần 60 năm nghiên cứu

Nhà hải dương học Gennady Mattisov (еннадий Матишов) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga (Российская газета) vào thứ Ba (23/2) rằng điều đang chờ đợi nhân loại không phải là sự nóng lên toàn cầu, mà là kỷ băng hà nhỏ.

Ông Mattisov nói rằng ông đã tham gia chuyến thám hiểm Bắc Cực từ năm 1965 và không có chuyện trái đất nóng lên. Nếu lý thuyết nóng lên toàn cầu là đúng, thì băng ở Bắc Cực đã tan chảy.

Ông Mattisov cũng nói rằng nhiệt độ của Bắc Cực thực sự đã tăng nhẹ trong thời gian gần đây, và chính vì điều này mà một số người tin rằng khí hậu toàn cầu đang ấm lên. Ông chỉ ra rằng: “Để hiểu các xu hướng (thay đổi) khí hậu, ít nhất một trăm năm dữ liệu cần được phân tích, thay vì chỉ tập trung vào các sự kiện đã xảy ra trong một hoặc hai năm qua”.

Ông Mattisov tin rằng chu kỳ ấm áp tăng nhiệt độ ở Bắc Cực đã kết thúc và khí hậu đã chuyển sang chu kỳ lạnh.

“Trong 15 năm qua, Vịnh Taganrog (Таганрогский залив) bị bao phủ bởi băng trung bình 54 ngày mỗi năm. Đối với khu vực phía Nam, 54 ngày tuyết phủ là quá dài, càng gần hơn với việc khí hậu trở nên lạnh giá”, ông Mattisov nói.

Biến đổi khí hậu có tính chu kỳ

Ông Mattisov nói rằng khí hậu có tính chu kỳ và con người đang trở thành nhân chứng cho sự khởi đầu của kỷ băng hà mới.

Để chứng minh rằng khí hậu trên trái đất có tính chu kỳ, ông đã trích dẫn hai sự kiện lịch sử.

Năm 1878, thuyền trưởng hải quân Phần Lan Thụy Điển Luis Penrandel dẫn đầu một đoàn thám hiểm quốc tế bao gồm các nhân viên hải quân Nga, Đan Mạch và Ý với tổng số 30 người trên tàu ‘Вега’ và 4 tàu khác trong chuyến thám hiểm đi qua toàn bộ tuyến đường Bắc Cực vào mùa đông. Ông Mattisov nói: “Họ không nói vào thời điểm đó, trái đất đang ấm lên”.

Năm 1933, đoàn thám hiểm của Liên Xô đã đưa con tàu Chelyuskin (Челюскин) không hoàn toàn có khả năng phá băng, đi qua toàn bộ tuyến đường Bắc Cực và đi qua Vịnh Kola, nằm trong vòng Bắc Cực.

Điều đáng nói hơn là Chelyuskin vẫn còn nguyên vẹn sau chuyến thám hiểm.

Các sự kiện trên cho thấy Bắc Cực cũng nằm trong chu kỳ ấm vào năm 1878 và 1933. Viện sĩ Mattisov hỏi một cách mỉa mai: “Trí nhớ của chúng ta thực sự ngắn đến vậy sao?”

Ông Mattisov tin rằng: “Chúng ta đang hướng tới Kỷ băng hà nhỏ, nhưng nó sẽ đến hàng nghìn năm sau. Sự thay đổi này không được nhận thấy trong cuộc sống của con người…”

Ông nói rằng sự xuất hiện của mùa đông lạnh giá, hạn hán, hỏa hoạn và lượng mưa lớn ở khu vực châu Âu của Nga đều chứng minh rằng sự sống trên hành tinh của chúng ta đang mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ nguội lạnh toàn cầu. Ông chỉ ra rằng mùa đông ấm bất thường năm ngoái ở miền trung nước Nga không cho thấy khí hậu ấm hơn, bởi vì vào thời điểm đó, Bắc Mỹ rất lạnh và có tuyết ở Trung Đông.

Viện sĩ Mattisov tin rằng băng ở Nam Cực chứa 92% lượng băng trên đất liền. “Nếu vương quốc lạnh giá này bắt đầu thực sự tan chảy, thì chúng ta có thể nói về sự ấm lên không lường trước được, mực nước của các đại dương trên thế giới sẽ tăng thêm 60 mét, v.v.”. Tuy nhiên, ông ngay lập tức chỉ ra rằng Nam Cực là một hệ thống rất ổn định, những lý do cho điều đó vẫn còn được xem xét, nhưng sự ổn định là một sự thật. Do đó, do khí hậu trái đất nóng lên, nên lũ lụt toàn cầu thực sự không đáng nói.

Theo trích dẫn www.dkn.tv